Triệu chứng:
Giai đoạn cấp tính:
– Tôm chuyển màu đỏ nhợt nhạt đặc biệt là các chân bơi, nên một số nơi còn gọi bệnh này là bệnh đỏ đuôi, sau đó màu đỏ lan toàn thân.
– Mềm vỏ, ruột tôm không có thức ăn.
– Xuất hiện hoại tử cục bộ.
– Giai đoạn này có thể gây chết từ 40-90% bầy tôm.
Giai đoạn chuyển tiếp:
– Có nhiều điểm tổn thương màu nâu, đen trên vỏ kitin, màu đen là sự xuất hiện của sắc tố Melanin.
– Tôm chuyển sang thời kỳ này cũng có thể bắt mồi bình thường.
Giai đoạn mãn tính:
– Những con nhiễm Taura sống sót qua giai đoạn chuyển tiếp, sau 3-4 lần lột xác sẽ trở lại bình thường.
– Trên cơ thể chúng vẫn còn những “sẹo” nhỏ, đó là các vệt màu nâu, hoặc đên nhạt, qua vài lần lột xác những dấu hiệu này sẽ biến mất.
– Tuy nhiên virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể tôm, nếu những con tôm này chọn làm tôm bố mẹ sẽ lây truyền virus sang tôm con.
Tác nhân gây bệnh:
– Thuộc giống Piconavirus trong họ Picorraviridae.
– Chúng có dạng hình cầu, 20 mặt, đây là loài virus có kích thước khả nhỏ
31 -32mm, acid Nucleic là ARN.
-Vi khuẩn cũng được xem là tác nhân cơ hội gây bệnh này.
-Virus Taura sống tự do trong nước 14 ngày.
Phương pháp phòng trị:
Đây là bệnh virus nên chưa có thuốc chữa trị hữu hiệu, ngoài áp dụng các biện pháp phòng giống như bệnh đốm trắng, có thể áp dụng thêm một số biện pháp khác như:
– Cắt giảm 50% thức ăn.
– Nhặt những con chết và hủy ( ở đáy).
Không thay nước vì khi thay nước sẽ tăng nguy cơ nhiễm virus bên ngoài, dễ làm cho tôm lột xác làm tăng khả năng nhiễm bệnh.
– Bổ sung khoáng vào thức ăn, có thể sử dụng các khoáng khác cho vào nước.